Hướng dẫn cách thiết lập một bể nuôi rùa cảnh từ A – Z

Nuôi và chăm sóc rùa cảnh là một cách thư giãn rất tốt nhưng bạn cũng nên biết cách thiết lập một bể nuôi rùa hợp lý, khoa học để giúp rùa có một cuộc sống tốt nhất. Thông thường một bể nuôi rùa cảnh sẽ cần có nước, đất nền, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp và máy lọc nước… Bài viết này Việt Pet Garden Shop sẽ hướng dẫn các bạn cách thiết lập một bể nuôi rùa cảnh từ A – Z.

Phần 1: Cấu trúc cơ bản của bể nuôi rùa cảnh

1. Chọn một bể thủy tinh lớn, chắc chắn

Rùa cảnh của bạn sẽ cần một bể thủy tinh lớn có thể chứa được 30 – 35 lít nước.

Lưu ý:

  • Không sử dụng bể dành cho bò sát cảnh để thiết kế làm bể nuôi rùa vì kính của nó quá mỏng có thể bị vỡ do áp lực của nước. Kính làm bể nuôi rùa cảnh ít nhất phải dày 10mm
  • Nếu bạn nuôi nhiều hơn 1 con rùa cảnh nên chọn kích thước bể to hơn hoặc gấp đôi ban đâu. Nếu bạn cần từ vấn thêm thì liên hệ theo số: 0904.232.594
  • Bể nên thiết kế chiều rộng và chiều cao hợp lý để rùa có thể lật ngược được người một cách thoải mái nhất.
  • Đối với hầu hết các loại rùa thì bạn nên thiết kế chiều dài của bể nên gấp 3 – 4 lần chiều dài kích thước của rùa. Chiều rộng thì nên gấp đôi chiều dài của rùa Chiều cao của bể thì nên gấp đôi cơ thể rùa.

2. Thiết lập đèn chiếu sáng cho bể

Sau khi đã lựa chọn được bể nuôi rùa với kích thước phù hợp rồi thì đến phần thiết lập đèn treo trên bể để chiếu xuống khu vực bể.

  • Ánh sáng cần được tỏa sáng đều tại khu vực của bể ở một khu vực nhất định và bạn gọi đó là khu vực phơi nắng
  • Rùa cảnh cần một lượng ánh sáng đầy đủ vì thế bạn nên sử dụng bóng đèn UVA/UVB cho rùa. Bóng đèn có tia sáng UVB có tác dụng kích thích sản sinh ra vitamin D3 và tạo ra môi trường sống giống như môi trường tự nhiên của rùa. Tia sáng UVA khuyến khích rùa hoạt động nhiều hơn, ăn ngon miệng hơn. Bóng đèn UVB sẽ là nguồn cung cấp ánh sáng chủ yếu bởi vì ánh sáng UVB giúp mai rùa phát triển tốt.
  • Hầu hết các loại rùa cảnh đều cần ánh sáng từ 12h – 14h 1 ngày nên các bạn cần lưu ý về chu kỳ chiếu sáng sao cho tạo ra được chu kỳ ngày và đêm thích hợp cho rùa.
  • Không nên đặt bể nuôi rùa cảnh tại các khu vực có ánh sáng trực tiếp của mặt trời chiếu thẳng vào vì sẽ có những thời điểm ánh sáng mạnh tạo ra nhiệt độ cao có thể khiến rùa cảnh bị nóng và chết.

3. Sử dụng một thiết bị làm ấm nước đặt chím ở dưới đáy bể

Máy sưởi làm ấm nước đặt chìm ở dưới đáy bể nước nuôi rùa sẽ làm cho nhiệt độ trong nước được duy trì ở mức ổn định quanh năm. Những thiết bị này có thể gắn ở mặt bên của bể nuôi rùa hoặc đáy bể đều được.

  • Nên gắn thiết bị kín ở dưới phần lọc của bể để rùa không nghịch và làm vỡ nó.
  • Trước khi cài đặt thiết bị làm nóng nước các bạn nên tìm hiểu rõ nhiệt độ mà loài rùa mà mình đang nuôi ưu thích nằm ở khoảng nào. Vì mỗi loại rùa lại thích sống với một 1 trường nhiệt độ khác nhau có loài thích ấm có loài thích lạnh.

4. Thiết lập hệ thống lọc nước

Bộ lọc nước rất quan trọng với rùa của bạn những khi mua thiết bị lọc nước các bạn nên liên hệ với Việt Pet Garden để được tư vấn chọn lựa thiết bị lọc nước hợp lý bởi vì rùa sản sinh ra nhiều chất thải hơn là cá nếu như bạn không có bộ lọc nước thì gần như bạn sẽ phải thay nước hằng ngày.

Khi đã sử dụng bộ lọc nước thì bạn chỉ cần thay nước từ 1 – 2 tuần 1 lần.

5. Thiết lập một miếng lắp bể cho bể nuôi rùa

Miếng lắp bể có tác dụng bảo vệ rùa của bạn bởi những mối đe dọa tiềm tàng ví dụ như bóng đèn bị nổ khi gặp nước do quá nóng hoặc các vật liệu bên ngoài rơi vào bể gây hại cho rùa…

6. Sử dụng nhiệt kế để trong bể

Để tiện cho việc theo dõi nhiệt độ trong bể nuôi rùa cảnh các bạn nên thiết lập thêm nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ của nước và nhiệt độ của môi trường nuôi từ đó có những điều chỉnh nhiệt độ thích hợp tại từng thời điểm trong ngày.

Thông thường hầu hết tất cả các loại rùa cảnh đều thích nhiệt độ môi trường nước ở mức 25 độ C và nhiệt độ môi trường đất ở mức 27 – 29 độ C.

Ngoài nhiệt độ ra bạn cũng nên theo dõi độ ẩm trong bể nuôi rùa của bạn bằng việc lắp máy đo độ ẩm. Mức độ ẩm sẽ phụ thuộc vào từng loại rùa và bạn cũng có thể giữ độ ẩm bên trong bể bằng cách thêm thêm các loại chất nền vào trong chuồng

Phần 2: Môi trường sống của rùa cảnh

1. Chất nền của bề nuôi rùa

Nuôi rùa cảnh đặc biệt bạn không nhất thiết phải sử dụng chất nền nào cả bởi khi bạn sử dụng chất nền sẽ khiến bạn gặp khó khăn hơn trong quá trình vệ sinh bể. Nếu như bạn muốn trang trí bể nuôi rùa đẹp hơn thì mình khuyên bạn nên sử dụng cây thật hoặc cây giả để trang trí bể.

Còn nếu bạn muốn sử dụng chất nên cho bể nuôi rùa thì sự lựa chọn tốt nhất đó là: cát mịn, sỏi và fluorite:

  • Cát mịn sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong quá trình vệ sinh nhưng có một số loại rùa cảnh lại thích đào hang trong cát.
  • Sỏi có thể tạo ra được những hình ảnh đẹp cho bể nhưng bạn cần đảm bảo rằng sỏi đua vào bể luôn có đường kinh lớn hơn 1,5cm nếu không rùa có thể ăn sỏi khi chúng đói hoặc thấy lạ lẫm nên thử ăn.
  • Fluorite là một lớp đất sét xốp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cây. Rùa thường không ăn nó nhưng bạn cũng nên lựa chọn fluorite lớn để an toàn cho rùa hơn.

2. Khu vực cạn (khu vực không có nước) trong bể

Nuôi rùa nước hay bất kỳ loại rùa cảnh nào bạn chúng cũng cần có khu vực diện tích khô ráo ít nhất là 25 – 50% trong không gian bể nuôi.

  • Là khu vực phơi nắng cho rùa
  • Khu vực khô này cần có kích thước ít nhất là gấp đôi kích thước của rùa
  • Để thiết lập khu vực cạn này trong bể nuôi rùa bạn có thể sử dụng đá, khúc gỗ, bến tàu nổi mua tại các shop thú cưng.
  • Không nên sử dụng các khúc gỗ từ thiên nhiên vì chúng có thể chưa vi khuẩn gây hại cho rùa. Nếu như bạn muốn sử dụng các khúc gỗ từ thiên nhiên để làm khu vực cạn trong bể nuôi rùa thì nên đun sôi khúc gỗ trong nồi để tiêu diệt tảo, vi trùng, vi khuẩn nguy hiểm cho rùa.

3. Thiết lập một đoạn đường kết nối giữ khu vực hồ cạn và khu vực nước

Để rùa xuống nước và leo lên khu vực hồ cạn dễ dàng thì bắt buộc bạn phải thiết kế một đoạn đường nối 2 khu vực này với nhau sao cho rùa có thể di chuyển dễ dàng.

4. Trang trí bể nuôi rùa

Đồ trang trí bể nuôi rùa không có tác dụng gì đối với sức khỏe của rùa cả nhưng việc trang trí sẽ giúp môi trường sống của rùa đẹp hơn đồng thời tạo ra các khu vực ẩn nấp cho rùa cảm thấy an toàn. Để trang trí bể rùa các bạn có thể lựa chọn khúc gỗ, đá mịn, cây xanh thật hoặc cây giả. Không nên trang trí các loại cỏ giả có là nhỏ vì rùa có thể ăn nó gây ảnh hưởng đến đường ruột.

5. Đặt đồ trang trí và trang thiết bị cẩn thận

Tất cả các vật lạ trong bể nên được đặt dọc theo các cạnh của bể để rùa có thể bơi tự do. Bạn cũng có thể đặt đồ trang trí bên dưới khu vực đất để che giấu nó.

  • Nếu bạn muốn trang trí cái gì đó ở trung tâm của bể thì mình khuyên bạn nên lựa chọn các cây xanh vì chúng sẽ không ảnh hưởng đến khả năng bơi của rùa. Đặt các đồ trang trí cao hoặc cứng chỉ nên để ở các cạnh của bể.

6. Đổ đầy nước vào bể nuôi rùa

Hầu hết các loại rùa đều cần 10 – 25cm nước chính vì vậy bạn cần đảm bảo độ sâu của nước cao ít nhất bằng 3/4 chiều dài của rùa. Với mức nước như vậy thì khi rùa vô tình bị lật ngược dưới nước thì chúng cũng có thể tự lật ngược lại được.

Khi cung cấp nước cho bể nuôi rùa nên chắc chắn chúng sạch sẽ, an toàn và đã được loại bỏ clo (Nước sạch thường có chứa nhiều clo).

Kiến thức nuôi rùa cảnh khác bạn nên xem:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo