Bạn phát hiện thấy trong hồ hoặc khu vực ao hồ gần nhà mình có nhiều rùa hoặc một vài chú rùa sinh sống tại khu vực đó và bạn đang có ý định bắt chúng về nuôi hoặc để bán. Nhưng để bắt được rùa nước dưới ao không hề dễ dàng mà bạn cần phải có mẹo thì mới có thể bắt được rùa nước trong thời gian nhanh nhất và dễ nhất. Để giúp mọi người có thể bắt được rùa nước trong ao, hồ một cách dễ dàng thì chuyên gia nuôi rùa cảnh của https://vietpetgarden.net/ có chia sẻ đến các bạn cách bắt rùa nước như sau.
1. Sử dụng bẫy rùa
* Chuẩn bị một cái bẫy rùa: Để có thể bắt được rùa dễ dàng bạn sẽ cần có một cái bẫy rùa, bạn có thể tự làm bẫy rùa bằng lưới hoặc hộp bẫy rùa nhưng theo mình thì các bạn nên mua bẫy rùa bằng lưới, bẫy hộp nổi ở ngoài các shop bán đồ bẫy rùa là tốt nhất.
Bạn sử dụng bẫy hộp nổi đặt ở các khu vực nước nông nơi mà bạn thấy rùa thường xuyên xuất hiện và tụ tập nhiều ở đó. Tiếp đến bạn chuẩn bị mồi đặt trong các cái bẫy rùa đã chuẩn bị sẵn để lôi kéo rùa vào. Thông thường các loại bẫy rùa này sẽ có một cửa đi xuống để bẫy rùa. Nếu như bạn có ý định bắt nhiều rùa thì có thể sử dụng loại bẫy này.
* Cách bẫy rùa thứ 2 bạn có thể áp dụng để bẫy một con rùa, việc đầu tiên cần làm đó là xác định một vị trí khu đất gần với khu vực rùa sinh sống không có người hoặc xe cộ đi lại thường xuyên. Bạn đào một hoặc nhiều cái lỗ cao 25cm và rộng 25cm có các cạnh dốc để rùa khi rơi vào sẽ không thể trèo lên được. Nhưng cũng không nên đào lỗ quá sâu vì nếu sâu quá rùa rơi vào sẽ bị thương.
Tiếp đến bạn sếp mồi vào trong bẫy rùa đã đào thông thường mồi bẫy rùa sẽ là rau xanh, sâu, côn trùng nhỏ, thịt sống. Bạn có thể thử nghiệm nhiều loại thực phẩm khác nhau để đặt vào các bẫy rùa đã đào sẵn. Tiếp đến là bạn quan sát hoặc thỉnh thoảng nên quay lại xem rùa đã dính bẫy hay chưa.
2. Cách bắt rùa nước bằng tay
Nếu bạn đang nuôi rùa nước trong nhà và bạn muốn bắt nó để di chuyển đến một nơi khác hoặc thẩm trí bắt nó để chơi đùa với bạn hoặc bắt rùa nước từ bẫy rùa ra thì cũng nên áp dụng đúng cách.
Cách 1: Nắm rùa nhẹ nhằng ở 2 bên mai sao cho ngón chân của rùa không thể tiếp xúc được với tay của bạn. Thông thường ngón chân của rùa có móng vuốt có thể làm xước tay bạn.
Cách 2: Sử dụng găng tay để bắt rùa như vậy sẽ an toàn cho bạn hơn. Vì rùa có thể cắn hoặc cào bạn khi chúng cảm thấy bị nguy hiểm và bị kích động vì thế việc mang găng tay trong quá trình bắt rùa sẽ giúp bạn không bị thương.
Trong trường hợp nếu như bạn bị thương bởi rùa cắn thì hãy rửa vết thương bằng xà phòng. Nếu vết thương lớn do rùa gây ra bạn nên đến tìm gặp bác sĩ để tìm hiểu xem tình trạng của mình có cần khâu hay không và cũng được chăm sóc y tế kịp thời hơn.
Bạn nên biết: Rùa là một loài động vật mang vi khuẩn salmonella và nó có thấy lây sang người khi tiếp xúc với rùa hoặc bị rùa làm tổn thương khiến cho người bị tiêu chảy, sốt…