Rùa nước là một loài thú cưng được nhiều bạn trẻ yêu thích với kích thước nhỏ, dễ nuôi, chi phí đầu tư một bé rùa nước ngọt rẻ hơn nhiều so với các loại rùa cạn. Khó khăn lớn nhất của mọi người khi học nuôi rùa nước đó là chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi rùa nước. Để giúp các bạn yêu rùa biết cách nuôi rùa nước ngọt cảnh trong nhà đúng cách thì Việt Pet Garden có chia sẻ đến các bạn một số chú ý cũng như lời khuyên như sau.
Nuôi rùa nước cũng giống như nuôi các loài động vật khác vậy bạn cần thiết lập điều kiện sống phù hợp với từng dòng, từng loài rùa mình đang nuôi. Đối với dòng rùa nước ngọt khi mua tại Shop về nuôi mọi người chỉ cần chú ý giúp mình yêu tố sau:
1. Chuồng nuôi rùa nước
Rùa nước nuôi làm cảnh thường là các loài rùa có kích thước nhỏ chỉ từ 5 – 40cm vì thế bể nuôi rùa nước các bạn cần setup một khu vực có môi trường sống thoải mái cho rùa. Thông thường bể nuôi rùa nước thích hợp cần đáp ứng tối thiểu chiều dài gấp 3 – 4 lần kích thước của rùa, chiều rộng gấp 2 – 3 lần kích thước của rùa như vậy rùa mới có thể di chuyển dễ dàng và có được môi trường sống thoải mái.
Sau khi thiết lập được bể nuôi rùa nước với kích thước phù hợp rồi các bạn chú ý đến vấn đề tiếp theo đó là nước trong bể, như mọi người đã biết rùa nước dành phần lớn thời gian sống của mình là ở trong nước vì thế khu vực sống của chúng bắt buộc cần có nước. Thông thường nước trong bể nuôi rùa nên để ngập cao gấp 3 – 4 lần kích thước của rùa và nước phải là nước sạch không chứa clo.
Tiếp đến sẽ là nhiệt độ môi trường nuôi rùa và nhiệt độ nước tại bể nuôi rùa nước. Nhiệt độ nước nuôi rùa và nhiệt độ môi trường trong bể nuôi rùa nên để ở mức từ 23 – 30 độ C là hợp lý nhưng các bạn nên lưu ý với từng loại rùa nước cảnh sẽ thích sống tại mỗi một môi trường có nhiệt độ khác nhau vì thế khi mua rùa cảnh tại shop về các bạn nên hỏi kỹ về vấn đề này.
Bể nuôi rùa nước nên có một khu vực cạn để rùa có thể leo lên phơi nắng khi cần thiết nó có thể thiết kế bằng nhà nổi, bến thuyền đều được các bạn có thể xem các phụ kiện đó tại đây.
Bể nuôi rùa nước cần thiết kế thêm đèn UVB, thiết bị lọc nước, đèn sưởi, nhiệt kế, thiết bị sưởi làm ấm nước, cây thủy sinh trong bể, lót nền (có cũng được không cũng được).
Bể nuôi rùa nước nên thay nước và vệ sinh sạch sẽ mỗi tuần hoặc áp dụng phương pháp thay 20% lượng nước mỗi tuần.
2. Thức ăn dành cho rùa nước
Rùa nước thông thường là các loại động vật ăn tạp nên chúng có thể ăn được tất cả mọi thứ như thực vật, thịt động vật. Thông thường khi nuôi làm cảnh mọi người thường cho ăn thịt, cá, tôm, tép, ốc, dế, gián, rau xanh, hoa quả, thức ăn thương mại dành cho rùa mua tại các shop thú cưng.
Để xem chi tiết hơn và tìm hiểu các loại thức ăn dành cho rùa nước các bạn xem bài viết: Tổng hợp các loại thức ăn dành cho rùa nước
3. Một số sai lầm thường gặp khi nuôi rùa nước mà mọi người hay mắc phải
* Lỗi về nguồn nước:
- Thay nước liên tục trong 1 ngày nhiều lần với mong muốn rùa có một môi trường sống có chất lượng nước tốt nhưng điều này vô tinh khiến môi trường sống của rùa bị thay đổi liên tục về nhiệt độ khiến rùa không thích ứng kịp gây ra tình trạng rùa khó tiêu hóa.
Cách khắc phục vấn đề này là nên thay nước 2 ngày 1 lần cho rùa và nước cần đảm bảo sạch sẽ không chứa clo và bể nên có thêm hệ thống lọc nước. - Sử dụng nước máy (nước sạch) trực tiếp cho rùa mà không biết rằng chúng có chứa chất tẩy trắng để diệt vi sinh vật trong nước mà chúng cũng sẽ gây hại cho rùa.
Giải pháp: Sử dụng nước máy để phơi năng tầm 3 ngày để cho chất tẩy trắng bay hơi hoặc thêm soda vào nước để loại bỏ clo. - Theo kinh nghiệm của Việt Pet Garden và một số người nuôi rùa nước lâu năm có chia sẻ rằng khi cho rùa ăn mà nước bị bẩn thì rùa sẽ ăn ít hơn vì thế trước khi cho rùa ăn hoặc sau khi cho rùa ăn khoảng 30 phút các bạn nếu thấy nước bẩn thì nên thay.
* Lỗi trong vấn đề cho rùa ăn
- Cung cấp mãi một loại thức ăn duy nhất cho rùa trong một thời gian dài. Giải pháp là bạn nên cho rùa ăn đa dạng nhiều loại thức ăn khác nhau và cung cấp thêm một số loại vitamin vào trong thức ăn cho rùa.
- Không biết nên cho rùa ăn bao nhiêu là đủ. Giải pháp: Theo mình mỗi ngày bạn cho rùa ăn 20 phút và 2 ngay có thể cho rùa ăn 1 lần. (Ngoài ra tùy từng loại rùa nước mà bạn sẽ áp dụng một chế độ ăn khác nhau cái này bạn nên hỏi kỹ chủ shop bán hàng sẽ tốt hơn)
- Không nên để thức ăn thừa của rùa vào tủ đông lạnh rồi lần sau lại cho ăn lại như vậy có thể khiến rùa ăn phải các thức ăn bị hỏng, kém chất lượng.
- Thực phẩm để đông lạnh không được ném trực tiếp cho rùa ăn mà phải rã đông xong mới cho rùa ăn.
- Khi cho rùa ăn thực phẩm khô thì nên cho ăn ít hơn thực phẩm ướt vì thực phẩm khô khi gặp nước sẽ nở ra.
* Lỗi thường gặp trong môi trường sống khi nuôi rùa
- Nước không đủ ngập mai rùa hoặc để nước quá sâu đối với những loại rùa bơi kém thì nước sâu là một vấn đề gây khó khăn cho chúng.
- Không nên để các sản phẩm có chứa xi măng hoặc đá vôi vào trong bể nuôi rùa vì chúng có thể gây kiêm cho nước hay còn gọi là độ pH cao.
- Không nên để rùa trong môi trường bật điều hòa không khí thay đổi liên tục như vậy sẽ khiến môi trường sống của rùa cũng bị thay đổi nhiệt độ liên tục như vậy sẽ không tốt cho sức khỏe của rùa.
- Không nên để rùa sống trong một thời gian dài mà không có ánh nắng mặt trời. Bởi vì thiếu ánh sáng mặt trời mai rùa sẽ bị mềm, chân mềm, rùa bị suy dinh dưỡng. Giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề này là lắp đèn UVB trong bể nuôi rùa hoặc mỗi tuần nên cho rùa ra ngoài phơi nắng 1 lần trong khoảng từ 7h – 10h.
- Không sử dụng giấy báo để làm tổ hoặc lót nền chuồng nuôi rùa vì trong giấy báo có chứa mực in mà mực in lại có chì nặng có thể khiến rùa bị ngộ độc.
* Điều trị các bệnh ở rùa
- Không nên sử dụng nước muối hoặc rắc muối, cồn >70 độ rửa vết thương của rùa vì chúng có thể làm tế bào xung quanh bị mất nước làm teo tế bào và khiến phần vết thương bị hoại tử. Nếu phát hiện thấy rùa bị thương nên sử dụng nước rửa sạch hoặc bột khô. Nếu dùng muối hoặc cồn thì nên dùng nước muối sinh lý loại 0,9% hoặc cồn 70 độ.
* Một số yếu tố sinh lý của rùa nước mọi người cần biết
Rùa là loài động vật máu lạnh vì thế chúng không thể nào dựa vào nhiệt độ cơ thể để cân bằng được mà chúng phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Khi nhiệt độ môi trường cao chúng sẽ tìm đến nơi có nhiệt độ thấp, lý tưởng với chúng để sống. Còn khi nhiệt độ môi trường thấp chúng sẽ có 2 lựa chọn:
- Di chuyển đến khu vực có môi trường ấm hơn
- Chúng sẽ ngủ đông nêu như không thể tìm được khu vực có môi trường ấm hơn. Khi ngủ đông rùa sẽ tắt một số chức năng của cơ thể và nó cần có một quãng thời gian để làm việc này và khi nhiệt độ ấm lên chúng cũng cần một khoảng thời gian để khởi động lại các chức năng cơ thể sau khi đã ngủ đông.
Ví thế trong môi trường nuôi nhốt các bạn nên tạo môi trường sống của rùa nước có một mức nhiệt độ ổn định sẽ là tốt nhất cho sức khỏe và sức phát triển của rùa.
Trên đây là những kinh nghiệm và các vấn đề cần lưu ý khi nuôi rùa nước hy vọng là nó sẽ hữu ích với các bạn. Chúc các bạn có một chú rùa khỏe mạnh.
Một số thông tin khác về rùa nước bạn nên xem:
- Giá bán các loại rùa nước cảnh mới nhất, Update hàng ngày
- Rùa xanh nước ngọt là loài nào? có nên nuôi hay không?
sao em cho rua an ma rua ko an
Rùa cá xấu của mình lúc mua rất khoẻ, mang về 1 hôm thì lừ đừ và bỏ ăn. Vậy mình nên làm gì ?.
Nươc cao hơn mai rùa 15 cm
Nươc máy có ngâm lá bàn khô giảm độ pH.
Có lọc nước
Rùa đang yếu xin tư vấn gips mình
Thank m.n
Xin cảm ơn nhiều!
milk tea is so overrated. I just don’t get that they want those SUGAR in a cup drink
I don’t get why people go under the knife. Its so painful plus it can kill you
mobile games are addicting that is why app developers are rich
Tôi có hai chú rùa nhưng tôi phải cho đi một chú như vậy chú còn lại ở một mình có bị sao không ạ? Mong được trả lời!
Bài viết rất chi tiết ảm ơn ad rất nhiều ạ!!
Xin cho hỏi: chú rùa tai đỏ của tôi nuôi được hơn 10 năm, nặng 1,8kg, hình như giống cái! Bé dạo vài năm gần đây thường đôi khi bỏ ăn, hoặc đớp mà không nuốt lại nhè ra! Tôi đã từng dùng bột Cyst trị tưa lưỡi trẻ em rắc vào bể vì nghĩ bé bị nấm miệng, đã có lần sau điều trị như thế bé trở lại ăn bình thường, lần này thì không hiệu quả, tôi lại dùng kháng sinh, rồi thôi ks lại cho dùng men vi sinh… bé vẫn kh ăn!
Trưa hôm qua khi cho bé bò trên cạn, tôi thấy bé cạ hậu môn trên nền gạch quanh chỗ đứng, không hiểu có phải bé đòi đực mà bỏ ăn không ạ?