Hướng dẫn cách nuôi và chăm sóc rùa cạn cảnh dành cho người mới

Rùa cạn là loài thú cưng đang được nhiều người yêu thích nhất hiện nay, để nuôi được một chú rùa cạn sống khỏe mạnh, không bị bệnh tật bạn cần phải tìm hiểu và học hỏi kiến thức nuôi rùa rất nhiều từ những người nuôi có kinh nghiệm. Bài viết này https://vietpetgarden.net/ sẽ hướng dẫn các bạn cách nuôi và chăm sóc rùa cạn sống khỏe mạnh, phát triển tốt, không bệnh tật.

Trước khi bắt đầu nuôi loài rùa cạn nào các bạn cũng nên tìm hiểu kỹ thuật nuôi và cách chăm sóc chúng
Trước khi bắt đầu nuôi loài rùa cạn nào các bạn cũng nên tìm hiểu kỹ thuật nuôi và cách chăm sóc chúng

Trước khi quyết định nuôi rùa cạn các bạn nên biết mốt số điều sau:

  • Rùa cạn có thể sống lên tới 30 – 70 năm. Nghĩa là khi bạn đã chấp nhận nuôi rùa cạn là bạn chấp nhận sống chung và nuôi chúng suốt đời.
  • Rùa cạn là loài vật có kích thước lớn.
  • Chi phí để mua rùa cạn và các loại thức ăn, phụ kiện, khám bệnh dành cho rùa khá cao.
  • Nên mua rùa cạn tại những cửa hàng bán rùa cảnh uy tín được nhiều người mua, cửa hàng đã tồn tại lâu năm và có chế độ bảo hành tốt.

> Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết nên mua rùa cạn ở shop thú cưng nào thì bạn nên xem bài: Những địa chỉ Shop bán rùa cạn uy tín ở Hà Nội và TP. HCM

Hướng dẫn cách nuôi và chăm sóc rùa cạn

Với mỗi loài rùa cạn thì lại có một cách chăm sóc khác nhau, một chế độ ăn uống, môi trường sống khác nhau vì thế trước khi định mua một loài rùa cạn nào ở ngoài shop thú cưng thì mọi người cũng nên tìm hiểu kỹ về nguồn gốc, tập tính, lỗi sống, thói quen, chế độ ăn uống và môi trường sống của loài rùa mình đang có ý định nuôi.

Để giúp rùa cạn sống khỏe mạnh thì môi trường sống là yêu tố cực kỳ quan trọng. Vậy trong môi trường sống của rùa chúng ta cần chú ý đến các yếu tố nào?

1. Đầu tiên đó là nơi ở của rùa

Khu vực nuôi rùa cạn nên được che kín và rộng rãi kích thước tối thiểu 2,5m2 diện tích cho 30cm chiều dài của rùa. Nhiều tài liệu hướng dẫn nuôi rùa cạn có viết rằng bạn có thể sử dụng thùng nhựa hoặc hộp giấy để nuôi rùa cạn. Nói như vậy cũng đúng nhưng bạn chỉ có thể áp dụng được cách này trong một thời gian ngắn thôi bởi sau khi rùa đã phát triển lớn hơn thì bạn nên thay đổi kích thước chuồng nuôi rùa.

Để có được chuồng nuôi rùa cạn rộng bạn có thể sử dụng bể bơi nhựa dành cho trẻ em, bể kính rộng hoặc xây một khu vực nuôi rùa cạn.

* Cung cấp trang thiết bị đầy đủ cho rùa

Với mỗi loài rùa cạn chúng sẽ cần có những trang thiết bị đi kem khác nhau vì thế trước khi mua rùa từ shop về các bạn nên sắm đầy đủ các trang thiết bị cho rùa trước và setup chúng vào bể nuôi trước khi mua rùa. Tránh tình trạng mua rùa về rồi mới đi tìm mua phụ kiện.

* Mua đất nên cho rùa cạn

Môi trường sống của rùa cạn cần có một lớp lót nền chuyên dụng để xử lý chất thải và với mỗi dòng rùa cạn chúng yêu thích một loại lớp đất lót nền khác nhau vì vậy các bạn nên chú ý lựa chọn lớp đất lót nền phù hợp với loại rùa cạn mình sắp nuôi.

* Chuẩn bị ánh sáng cho rùa cạn

Rùa cần ánh sáng UVB để hấp thụ vitamin B và chuyển hóa canxi, trao đổi chất trong cơ thể. Khi nuôi rùa cạn bạn nên mua đèn UVB dành cho rùa cạn và nên chú ý thay đèn 6 tháng 1 lần vì tia UVB trong đèn sẽ bị mất đi sau một thời gian sử dụng.

* Duy trì nhiệt độ và độ ẩm cho môi trường sống của rùa

Với mỗi loại rùa khác nhau chúng cần một môi trường sống có nhiệt độ & độ ẩm khác nhau vì thế khi nuôi rùa cạn các bạn nên tìm hiểu rõ về nhiệt độ và độ ẩm thích hợp của từng loài rùa từ đó có hướng setup môi trường sống phù hợp.

* Cung cấp nước cho rùa cạn

Rùa cạn không cần quá nhiều nước trong môi trường sống. Bạn chỉ cần chuẩn bị một bát nước đủ lớn trong khu vực nuôi rùa để rùa có thể ngâm mình hoặc đi vệ sinh trong đó. Lưu ý nước để trong bể nuôi rùa phải là nước sạch và không chứa clo.

* Tạo nơi trú ẩn cho rùa

Trong bể nuôi rùa cạn bạn nên setup thêm một khu vực để rùa có thể ẩn náu khi chúng cảm thấy gặp nguy hiểm. Khu vực trú ẩn của rùa bạn có thể setup đơn giản bằng các thùng cát tông, hộp nhựa…

2. Cách chăm sóc rùa cạn

Sau khi đã tìm hiểu về loài rùa cạn bạn sắp mua và chuẩn bị được bể nuôi cũng như setup được môi trường sống lý tưởng dành cho rùa rồi bạn có thể đến shop thú cưng uy tín mua rùa về nuôi. Trong quá trình nuôi rùa các bạn cần chú ý đến các yếu tố sau:

Để nuôi được rùa cạn sống khỏe mạnh, không bị bệnh tật bạn nên cho rùa ăn các loại thức ăn dành cho rùa cạn
Để nuôi được rùa cạn sống khỏe mạnh, không bị bệnh tật bạn nên cho rùa ăn các loại thức ăn dành riêng cho rùa cạn

* Thức ăn cho rùa và chế độ dinh dưỡng:

Một số chất dinh dưỡng nếu như sử dụng cho rùa quá nhiều có thể khiến rùa bị thừa chất gây ra tình trạng còi xương và thậm trí là chết như thừa canxi, thừa đạm. Rùa cạn thường là loài động vật ăn cỏ, rau xanh, trái cây và chúng không ăn thịt động vật. Khi nuôi rùa cạn các bạn nên tìm hiểu kỹ về chế độ ăn uống của loài rùa mình đang nuôi.

* Cân nhắc xem có nên cho rùa cạn ngủ đông hay không

Nhiều bạn nuôi rùa cạn thấy bên nước ngoài họ cho rùa ngủ đông và muốn thử cho rùa cạn của mình ngủ đông xem sao. Có thể các bạn chưa biết rùa ngủ đông cần có một lớp mỡ dự trữ đủ lớn trong cơ thể để nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể trong quá trình ngủ đông. Nếu như chú rùa của bạn đang nuôi mà không có được lớp mỡ đặt tiêu chuẩn để giúp nuôi dưỡng cơ thể rùa trong quá trình ngủ đông thì có thể khiến chúng bị chết trong quá trình đang ngủ đông.

Nếu muốn cho rùa ngủ đông các bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ thú y trước về tình trạng rùa của mình trước khi cho chúng ngủ đông.

Nếu bạn cho rùa ngủ đông thì nên chuẩn bị chỗ ở cho rùa cẩn thận, bạn có thể làm một hộp ngủ đông cho rùa. Hộp ngủ đông cho rùa cần đặt ở nơi có nhiệt độ ổn định, không bị ngập nước. Trước khi cho rùa cạn ngủ đông 2 tuần bạn nên ngừng cho rùa ăn và bắt đầu giảm nhẹ nhiệt độ nơi ở của rùa. Thời kỳ ngủ đông của rùa thường kéo dài từ 3 – 5 tháng. Với mỗi loài rùa cạn sẽ có nhiệt độ ngủ đông khác nhau các bạn nên tìm hiểu trước khi cho chúng ngủ đông.

* Đưa rùa đến gặp bác sĩ thú y khám định kỳ

Hầu hết các loài rùa đều có ký sinh trùng và có thể mang các mầm bệnh bên trong cơ thể gây nguy hiểm cho rùa và cả người nuôi. Bạn không thể nào nhận biết được rùa có bị bệnh hay không hay có mang mầm bệnh gì không. Cách tốt nhất để biết được điều này đó là bạn mang rùa đến gặp bác sĩ thú y để thăm khám định kỳ.

* Một số lưu ý khác khi nuôi rùa cạn:

Nuôi rùa cạn trong nhà không nên để rùa tiếp xúc với chó vì chó có thể gây nguy hiểm cho rùa. Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi không nên cho tiếp xúc với rùa bởi vì phần lớn rùa và các loài bò sát đều mang trong mình vi khuẩn salmonella có thể lây nhiễm và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

Bài viết liên quan đến rùa cạn bạn nên xem:

2 thoughts on “Hướng dẫn cách nuôi và chăm sóc rùa cạn cảnh dành cho người mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo